👉🔥 KỲ Thi JLPT 7/2024 👉🔥 Kiến thức tài chính 👉🈴Thi Thử JLPT Free 👉 Tự mua iPhone ở Nhật 👉Tự Unlock iPhone Nhật

Chia sẻ cách quản lý tài chính để đạt tự do tài chính cho người Việt sống ở Nhật Bản

5/5 - (4 bình chọn)

Quản Lý Tài Chính Cá Nhân Bí Quyết để trở nên Thành Công Khi Sống và Làm Việc ở Nhật Bản. Để trở nên tự do về tài chính.

Đối với bất kỳ ai sang Nhật theo bất kỳ dạng nào, đi du học, đi tu nghiệp, kỹ sư,.. thì muốn trở nên tự do về tài chính, giầu có thì không chỉ là kiếm được nhiều tiền mà việc quản lý tiền mới là vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần quan tâm.

Chia sẻ cách quản lý tài chính để đạt tự do tài chính cho người Việt sống ở Nhật Bản

Chia sẻ cách quản lý tài chính để đạt tự do tài chính cho người Việt sống ở Nhật Bản

Không phải lúc nào cũng cần phải kiếm thêm tiền, đôi khi cần học cách quản lý những gì bạn có.” – Warren Buffet. Hãy để tôi hướng dẫn bạn cách lập một ngân sách cá nhân hiệu quả, bước đầu tiên và quan trọng nhất trên hành trình chinh phục tài chính cá nhân của bạn.

👉 Xem ngay:

Bước 1: Xác Định Thu Nhập

“Thu nhập của bạn không quyết định giá trị của bạn, nhưng cách bạn quản lý nó mới là điều quan trọng.” – Robert Kiyosaki.

Hãy liệt kê lại những nguồn thu nhập của bạn hàng tháng từ tất cả các nguồn như từ lương, từ tiền trợ cấp cho con,… để biết được chính xác nguồn thu nhập của bạn.

Ví dụ:

  • Lương hàng tháng: 250,000 Yen.
  • Thu nhập từ công việc làm thêm: 30,000 Yen.
  • Tổng thu nhập: 280,000 Yen.

Lời Khuyên:

  • Xem xét và kiểm tra định kỳ các nguồn thu nhập để đảm bảo tính chính xác và toàn diện.

Bước 2: Liệt Kê Chi Phí

Tiết kiệm không phải là giảm chi tiêu, mà là sự lựa chọn thông minh về cách bạn chi tiêu.” – Dave Ramsey.

Hãy lập danh sách những chi tiêu hàng tháng của bạn, đôi khi chỉ cần tương đối từng mục lớn như, đồ ăn, đi lại, điện nước, đi chơi,… chứ không cần chi tiết từng khoản nhỏ, vì nếu quá chi tiết có thể làm bản nản mà không tiếp tục được.

Ví dụ:

  • Chi phí cố định: Tiền thuê nhà 70,000 Yen, hóa đơn 10,000 Yen, bảo hiểm 5,000 Yen.
  • Chi phí biến đổi: Ăn uống 50,000 Yen, giải trí 20,000 Yen, mua sắm 15,000 Yen.
  • Tổng chi phí: 170,000 Yen.

Lời Khuyên:

  • Đề ra giới hạn chi tiêu hợp lý và cố gắng không vượt quá ngân sách này.

Bước 3: Xác Định Mục Tiêu Tài Chính

Hãy đặt mục tiêu không phải vì bạn muốn tạo ra thay đổi, mà vì bạn muốn làm chủ cuộc sống của mình.” – Tony Robbins.

Bạn hãy đặt ra những mục tiêu cụ thể để có hướng tới thực hiện và hoàn thành chúng. Điều này sẽ làm tăng động lực của bạn sau mỗi lần đạt được mục tiêu đặt ra. Ban đầu bạn có thể đặt mục tiêu nhỏ rồi tăng dần sau khi bạn quen với việc đặt mục tiêu. Có thể đặt mục tiêu cho bạn hoặc cho cả gia đình như một chuyến du lịch ở một điểm mà cả nhà yêu thích chẳng hạn.

Ví dụ:

  • Mục tiêu tiết kiệm: Mỗi tháng tiết kiệm tối thiểu 50,000 yên.
  • Mục tiêu ngắn hạn: Tiết kiệm 50,000 Yen mỗi tháng để mua xe sau 2 năm nữa.
  • Mục tiêu dài hạn: Dành dụm 100,000 Yen/năm cho chuyến đi về Việt Nam.

Lời Khuyên:

  • Hãy xác định mục tiêu rõ ràng và thực tế để bạn có thể theo đuổi một cách kiên định.

Bước 4: Tạo Kế Hoạch và Theo Dõi

Kế hoạch tài chính không chỉ là số liệu, nó là kịch bản cho cuộc sống bạn muốn.” – Suze Orman.

Hãy theo dõi những kế hoạch và mục tiêu của bạn để có thể linh động điều chỉnh cho phù hợp, tránh tình trạng đặt mục tiêu quá lớn không thực hiện được làm cho bạn không duy trì được kế hoạch lâu dài.

Ví dụ:

  • Sử dụng ứng dụng Money Forward để theo dõi và quản lý ngân sách.
  • Ghi chép chi tiêu hàng ngày và so sánh với ngân sách đã đặt ra.

Lời Khuyên:

  • Kiểm tra ngân sách định kỳ để đảm bảo bạn không vượt quá giới hạn.

Bước 5: Đánh Giá và Điều Chỉnh

Thích nghi là chìa khóa của sự thành công. Đừng ngại thay đổi kế hoạch khi cần thiết.” – Jack Ma.

Hãy kiểm tra lại sau một khoảng thời gian để điều chỉnh cho phù hợp trong trường hợp có thay đổi mới sinh em bé, chuyển việc, tăng lương,… hoặc mục nào chi tiêu quá thì xem xét lại để điều chỉnh.

Ví dụ:

  • Nếu tháng này chi tiêu cho ăn uống vượt quá ngân sách, hãy xem xét cắt giảm chi tiêu không cần thiết trong tháng tới.

Lời Khuyên:

  • Hãy linh hoạt trong việc điều chỉnh ngân sách để phản ánh chính xác thực tế tài chính của bạn.

Lời Kết

Lập ngân sách cá nhân không chỉ là quản lý tiền bạc, mà còn là quản lý cuộc sống của bạn.” – Chuyên Gia Tài Chính. Hãy nhớ rằng, quản lý tài chính cá nhân là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Mỗi bước điều chỉnh nhỏ hôm nay sẽ là bước tiến vững chắc cho tương lai tài chính của bạn.

Cẩm Nang Nhật Bản Chúc bạn thành công và may mắn trên hành trình quản lý tài chính cá nhân!

👉💯Thi thử JLPT N1 N2 N3 N4 N5 Miễn Phí💯

Cơ Bản 1 2 3 4 ALL
N5 1 2 3 4 ALL
N4 1 2 3 4 ALL
N3 1 2 3 4 ALL
N2 1 2 3 4 ALL
N1 1 2 3 4 ALL
Bằng Lái Thi trắc nghiệm Lý thuyết bằng lái xe ô tô
(Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Cẩm Nang Nhật Bản!)
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình Luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bản Quyền Được bảo vệ bởi DMCA.com Protection Status
0
Chào bạn! Xem và tham gia bình luận!x