Ở Việt Nam có rất nhiều loại bằng lái xe, khi các bạn sang Nhật Bản có nhu cầu muốn đổi sang bằng lái xe Nhật thì các bạn phải biết mình đang có loại bằng nào và đổi được sang bằng lái xe nào ở Nhật Bản.
Hiện có tất cả 11 loại bằng lái xe đang được lưu hành và sử dụng tại Việt Nam. Dưới đây là danh sách 11 loại bằng lái xe này.
- Chia sẻ kinh nghiệm thi bằng lái ô tô ở Nhật khi học tại Trung Tâm
- Tìm hiểu các loại tiền thuế khi mua và sử dụng ô tô ở Nhật Bản
- Tổng hợp tất biển báo giao thông ở Nhật Bản
- Ứng dụng Navi dẫn đường cho ô tô ở Nhật Bản MIỄN PHÍ tốt nhất
- Các bước đổi bằng lái xe ôtô Việt Nam sang bằng lái xe Nhật Bản
- Cách tự đổi bằng lái ô tô NHẬT BẢN sang bằng ô tô VIỆT NAM
Theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao Thông Vận Tải ngày 15.4.2017 quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, hiện nay hệ thống giấy phép lái xe tại Việt Nam có các loại bằng lái xe sau:
1. Bằng lái xe mô tô hạng A1
– Người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3
– Người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh dành cho người khuyết tật.
2. Bằng lái xe mô tô hạng A2
– Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Bằng lái xe mô tô hạng A3
Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Bằng lái xe hạng A4
Người lái xe các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1000kg.
5. Bằng lái xe ôtô hạng B1 số tự động:
Đây là loại bằng dành cho xe ô tô số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ôtô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
– Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg – Ôtô dùng cho người khuyết tật.
6. Bằng lái xe ôtô hạng B1:
Cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe
– Ôtô tải, kể cả ôtô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Bằng lái xe ô tô hạng B2:
Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
– Người lái xe ôtô 4 – 9 chỗ, ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Bằng lái xe hạng C
– Người lái xe ôtô 4 – 9 chỗ, ôtô tải kể cả ôtô tải chuyên dùng và ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500kg trở lên
– Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
9. Bằng lái xe hạng D
– Ôtô chở người từ 10 – 30 chỗ, kể cả chỗ của người lái xe
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C.
10. Bằng lái xe hạng E
– Ôtô chở người trên 30 chỗ
– Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
11. Bằng lái xe hạng F
Người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ôtô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ôtô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
Bằng lái xe hạng FB2: người lái các loại xe theo quy định hạng B2 kéo theo rơ moóc
Bằng lái xe hạng FC: người lái xe các loại xe theo quy định hạng C kéo theo rơ moóc
Bằng lái xe hạng FD: người lái xe các loại xe theo quy định hạng D kéo theo rơ moóc
Bằng lái xe hạng FE: người lái xe các loại xe theo quy định hạng E kéo theo rơ moóc.
(Theo Lao Động)
Trên đây là các loại bằng lái của Việt Nam. Hy vọng thông tin này sẽ có ích cho bạn.