👉💵Đăng ký tài khoản Mercari nhận 500 Yên
👉🈴Thi Thử JLPT Free
👉🔥 Kỳ Thi JLPT
👉💵🏠 Tìm hiểu mua nhà ở Nhật
👉🔥 Kiến thức tài chính
👉 Tự mua iPhone 16 ở Nhật
👉Tự Unlock iPhone Nhật

Lao động làm việc ở nước ngoài sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc từ 1/1/2016

Đánh giá post

Lao động làm việc ở nước ngoài sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc từ 1/1/2016

Mới đây mình có nghe nói về việc năm tới nước ta sẽ thực hiện việc bắt buộc những người lao động làm việc ở nước ngoài phải tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc từ 1/1. Hiện tại mình cũng đang làm việc ở nước ngoài và hàng tháng cũng phải đóng tiền bảo hiểm rất cao bên này nên phải đóng cả BHXH ở Việt Nam nữa thì chắc là vất lắm, vì tiền bảo hiểm mình đang đóng ở Nhật khi về nước chỉ được nhận lại tối đa 3 năm kể cả bạn ở Nhật trên 3 năm! Hiện tại thì vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể nào nên chúng ta thử đợi một thời gian nữa xem sao.

Các bạn có thể tìm hiểu thêm ở bên dưới theo bài viết của báo Hải Quan nhé!

Lao động làm việc ở nước ngoài sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc từ 1/1/2016

Phí chồng phí

Theo quy định của Nghị định 115/2015/NĐ-CP, những đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc được chia làm hai nhóm. Nhóm trước đó đã tham gia BHXH thì sẽ đóng 22% trên mức đóng tiền lương tháng trước khi họ nghỉ việc đi làm việc ở nước ngoài. Đối với trường hợp chưa tham gia BHXH thì sẽ đóng 22% của hai lần mức lương cơ sở.

Đây là mức phí không hề nhỏ trong khi người lao động làm việc trong nước chỉ đóng 8% (do được người sử dụng lao động đóng cùng). Tuy mức đóng BHXH cao hơn nhưng người lao động làm việc ở nước ngoài lại chỉ được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất chứ không phải 5 chế độ (hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, thai sản, ốm đau) như lao động làm việc trong nước. Sự chênh lệch này cho thấy sự bất bình đẳng về quyền lợi nếu so sánh với tương quan mức đóng – mức hưởng giữa những người lao động trong và ngoài nước.
Thực tế, người lao động khi làm việc ở nước ngoài cũng đã cùng với DN ở nước ngoài đóng một khoản phí BHXH không nhỏ. Thông thường đó là các khoản BHXH ngắn hạn (bảo hiểm tai nạn nghề nghiệp, bảo hiểm y tế) nhưng cũng có nước như Nhật Bản, quy định phải đóng cả bảo hiểm hưu trí (sau khi hết hợp đồng về nước, người lao động sẽ nhận bảo hiểm một lần). Đó là chưa kể, nhiều lao động ở huyện nghèo đã có BH huyện nghèo. Nếu quy định này đi vào thực hiện, người lao động sẽ phải đóng đến hai hoặc ba lần phí BHXH tại cùng một thời điểm.
Nhận định về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội cho hay, trước đây, để tránh đóng BH 2 lần, lao động sang Đài Loan (Trung Quốc) hoặc Malaysia tại Công ty thường chọn không đóng BH tại Việt Nam mà đóng tại nơi họ làm việc.
“Các chế độ BH xã hội, BH y tế của nước bạn khá tốt. Như ở Đài Loan (Trung Quốc) nếu bố mẹ người lao động bị mất thì BHXH nước này sẽ chi trả 50 triệu cho người lao động. Điều này BHXH Việt Nam không làm được. Vậy tại sao lại bắt đóng BH tại Việt Nam một lần nữa khi mà lương của người lao động không phải là cao do tỷ giá đồng Yên hay Ring đều đang hạ thấp”, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm trên, ông Nguyễn Quang Trung, Phó giám đốc Công ty Đào tạo và Cung ứng Nhân lực HaUi cho rằng DN XK lao động chỉ là môi giới, hợp đồng là hợp đồng dịch vụ cung ứng lao động chứ không phải chủ sử dụng lao động nên đóng BH là do người lao động chứ DN không có trách nhiệm. Quy định này nên để cho người lao động lựa chọn chứ không phải bắt buộc.


“Thời gian qua, chính sách cho lao động đi làm việc tại nước ngoài vẫn còn nhiều khoảng trống. Khi Nhà nước ban hành Luật BHXH sửa đổi 2016 đã bổ sung BHXH sẽ đem lại cho người lao động lợi ích sau khi về nước tiếp tục đóng nữa thì thời gian đóng bảo hiểm trong cuộc đời của họ được liên tục và đảm bảo khi đến tuổi về hưu họ sẽ đủ điều kiện để hưởng các chế độ. Tuy nhiên đây mới là về luật pháp mà thôi. Còn quá trình triển khai thực hiện như thế nào vẫn còn là khoảng cách. Thứ nhất, về nhận thức của người lao động. Họ có
sẵn sàng đóng không? Thứ hai, việc này phải được quy định ngay trong luật đưa người lao động đi làm. Trong mẫu hợp đồng đưa lao động đi làm việc hiện nay mục này vẫn đang để tự do, không bắt buộc.
BHXH là cần thiết để đảm bảo an sinh xã hội về lâu dài. Hiện các nước ở châu Âu có hệ thống pháp lí liên thông với nhau nên lao động đóng BHXH ở nước này thì nước kia vẫn được hưởng. Với hội nhập của Việt Nam, chúng ta chưa thể làm được điều này.
Chuyên gia BHXH Nguyễn Văn Tư
.


Chưa có hướng dẫn cụ thể

Thời hạn người lao động đi làm việc tại nước ngoài phải tham BHXH bắt buộc sắp đến gần. Tuy nhiên, theo phản ánh của nhiều DN đến thời điểm này vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho cả DN lẫn người lao động. “Tôi đề nghị Bộ Lao động – thương binh và xã hội có buổi lấy ý kiến DN tìm tiếng nói chung. Tôi được biết hiện việc thực hiện các thủ tục tại BHXH Việt Nam không hề đơn giản, rất nhiều thủ tục lằng nhằng gây khó dễ cho người lao động cả khi muốn thanh toán hay đóng tiếp”.
Giám đốc một DN dịch vụ XK lao động cũng cho biết, vẫn còn rất nhiều câu hỏi cần được giải đáp cho cả DN lẫn người lao động như: Nếu lao động không đóng thì họ có đủ điều kiện đi không, cách đóng và trách nhiệm mỗi bên như thế nào? DN không thu đủ BHXH cho hàng nghìn lao động mỗi năm đi làm việc ở nước ngoài có bị phạt? DN chỉ làm dịch vụ môi giới thì có phải chịu trách nhiệm trong việc giúp người lao động đóng BHXH hay không?…
Việc đưa nhóm lao động đi làm việc ở nước ngoài vào diện bắt buộc tham gia BHXH là một cách để nâng cao độ bao phủ BHXH. Tuy nhiên, đây sẽ là sức ép lớn cho người lao động khi phải chịu thêm một loại phí nữa với thủ tục rất rườm rà trong khi để được đi làm việc tại nước ngoài họ đã phải bỏ ra một số tiền không nhỏ. Mặt khác, khi quy định này đi vào thực tiễn, nhiều DN lo ngại rằng, đây cũng sẽ là một rào cản với chỉ tiêu XK lao động hàng năm.

Theo Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH mới được Chính phủ ban hành, người lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc kể từ ngày 1/1/2016 thay cho quy định của Luật BHXH 2006, tức chỉ lao động làm việc ở nước ngoài mà trước đó đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc mới phải tham gia.
Theo Nghị định này, đối tượng áp dụng thuộc các nhóm gồm hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc theo hình thức thực tập nâng cao tay nghê; và Hợp đồng cá nhân. Như vậy, bất kể lao động Việt Nam có đóng hay không đóng BHXH trước đó khi rời khỏi Việt Nam đều phải đóng BHXH bắt buộc.

Theo Báo Hải Quan

Hãy để lại ý kiến của bạn về việc đóng BHXH này nhé!

👉💯Thi thử JLPT N1 N2 N3 N4 N5 Miễn Phí💯

Cơ Bản 1 2 3 4 ALL
N5 1 2 3 4 ALL
N4 1 2 3 4 ALL
N3 1 2 3 4 ALL
N2 1 2 3 4 ALL
N1 1 2 3 4 ALL
Bằng Lái Thi trắc nghiệm Lý thuyết bằng lái xe ô tô
(Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của Cẩm Nang Nhật Bản!)

Bình Luận!

Bản Quyền Được bảo vệ bởi DMCA.com Protection Status