Người Nhật Bản có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới nhờ họ duy trì những thói quen này.
Luôn duy trì trọng lượng cơ thể ổn định
Người Nhật Bản rất coi trọng cân nặng của mình, họ không bao giờ để mình rơi vào tình trạng béo phì thừa cân. Bởi những người lớn tuổi bị thừa cân và mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc bệnh Alzheimer. Điều này là do lượng đường trong máu và huyết áp gia tăng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch và mạch máu não, lâu dần khiến cơ thể mắc nhiều bệnh tật, trí nhớ suy giảm, tuổi thọ kém. Do đó, điều quan trọng là mọi người phải biết duy trì cân nặng phù hợp để có sức khỏe dẻo dai.
Không bao giờ hút thuốc lá
Thói quen hút thuốc lá ảnh hưởng đến não bộ của chúng ta, những người hút thuốc lá bị suy giảm nhận thức nhanh chóng. Vì vậy nếu bạn hút thuốc hàng ngày thì nguy cơ mắc bệnh Alzheimer sẽ cao gấp đôi so với người bình thường, đồng thời tuổi thọ cũng suy giảm rất nhanh.
Hút thuốc lá cũng là tác nhân gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm về phổi, gan, hệ hô hấp…. ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của con người.
Duy trì chế độ tập thể dục vừa phải
Người Nhật có thói quen dậy sớm đi bộ mỗi ngày. Điều này giúp tăng cường nguồn vitamin D tự nhiên từ ánh nắng mặt trời. Nhờ đó, họ có thể hấp thụ được cả canxi, phốt pho, giúp cải thiện chức năng xương khớp và phòng ngừa bệnh loãng xương. Thường xuyên tập thể dục, còn giúp tăng cường sinh lực cho não và cải thiện chức năng nhận thức.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Tuổi thọ của người Nhật từ lâu luôn được mọi người trên thế giới ngưỡng mộ. Nguyên nhân để đạt được điều này lfa người Nhật lôn có khẩu phần ăn uống lành mạnh giúp họ có sức đề kháng tốt, ít bệnh vặt.
Trong bữa cơm người Nhật rất ưu tiên hải sản và rau xanh, trái cây: Họ ăn đa dạng các loại thực phẩm như: Cơm, súp miso, rong biển, rau có màu vàng và xanh, cá, trà xanh, kim chi. Bổ sung nhiều thực phẩm chứa chất béo không no để tăng cường sức khỏe não, ngừa bệnh Alzheimer. Người Nhật còn tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn ít dầu, ít muối, ít thịt đỏ, không ăn vặt, ăn vừa no. Họ quan niệm rằng chỉ nên ăn no 70% là đủ lượng thực phẩm cơ thể cần.
Chủ động phòng ngừa các bệnh mãn tính
Sau khi lớn tuổi, nhiều bệnh tật như cao huyết áp, tăng mỡ máu, bệnh mạch vành… sẽ xuất hiện. Những bệnh này có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến bệnh Alzheimer, người cao tuổi phải đi khám thường xuyên để phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt. Bệnh mãn tính là bệnh khó chữa khỏi, để chữa khỏi triệt để cần phải điều trị lâu dài.
Luôn đảm bảo ngủ đủ giấc
Giấc ngủ của người cao tuổi rất quan trọng, vì nó cần phục hồi các chức năng khác nhau của cơ thể trong khi ngủ, nếu giấc ngủ của người già không tốt sẽ ảnh hưởng đến chức năng nhận thức não. Vì vậy việc đảm bảo giấc ngủ là rất quan trọng.
Theo Khỏe & Đẹp