Đối với nhiều bạn mới sang Nhật và đã ở Nhật, thì việc nhân viên đài truyền hình NHK đến gõ cửa, yêu cầu ký hợp đồng đóng tiền xem truyền hình Tivi là chuyện chắc chắn sẽ xảy ra. Vậy tiền phí xem truyền hình Tivi NHK là gì? Có phải đóng không? Không đóng có bị sao không? Và cách từ chối như thế nào là hiệu quả nhất. Nếu lỡ ký hợp đồng, quẹt thẻ ngân hàng rồi thì làm sao để có thể huỷ hợp đồng? Trong bài này Cẩm Nang Nhật Bản sẽ giải đáp vấn đề này cho các bạn.
(^0^) Lệ phí xem truyền hình NHK là gì? Tại sao tôi lại phải trả lệ phí xem truyền hình cho đài NHK, chỉ vì tôi có máy truyền hình?
Xem thêm: Phần mềm xem Tivi Nhật Bản Miễn phí trên Máy tính Điện thoại Abema TV
Vào năm 1950, Nhật Bản đã ban hành luật phát thanh truyền hình áp dụng cho tất cả mọi người, bất kể mang quốc tịch nào đang cư ngụ tại Nhật Bản. Luật này qui định rằng hãng phát thanh truyền hình Nhật Bản, viết tắt là NHK, là một tổ chức công cộng hoạt động bằng lệ phí do tất cả mọi người xem đài truyền hình này cùng đóng góp đồng đều. Và theo luật nói trên, bất cứ ai có máy truyền hình đều phải ký hợp đồng xem truyền hình với NHK và phải trả lệ phí xem truyền hình.
👉Theo luật này thì bất kỳ ai có thiết bị bắt được đài truyền hình ở Nhật thì đều phải đóng lệ phí xem truyền hình cho đài NHK. Nhưng có nhiều bạn mới sang, mặc dù trong phòng có sẵn tivi nhưng không xem đến nhưng theo luật vẫn phải đóng tiền. Nên có nhiều bạn bức xúc, không đóng, nhưng những người thu tiền này dai lắm! sẽ đến liên tục cho đến lúc nào bạn chịu ký hợp đồng mới thôi. Các bạn chú ý tuyệt đối không ký vào hợp đồng và không quẹt thẻ ngân hàng nếu nhà không có Tivi hoặc chưa muốn đóng tiền nhé . Cái này thì phải biết cách từ chối đúng cách ở phía dưới.
Mỗi khi ký hợp đồng xem truyền hình, tôi được sử dụng bao nhiêu máy truyền hình?
Mỗi gia đình thường ký một hợp đồng xem truyền hình. Dù trong nhà bạn có nhiều (trên một chiếc) máy truyền hình, bạn cũng chỉ cần trả một lệ phí. Nhưng nếu bạn co nhiều nơi ở (nhiều hơn một), và mỗi nơi ở của bạn đều có máy truyền hình thì bạn phải ký hợp đồng và trả lệ phí riêng cho từng nơi ở. Trong trường hợp một cơ sở: cơ sở đó sẽ ký một hợp đồng, nhưng phải trả lệ phí trên từng chiếc máy truyền hình được sử dụng trong cơ sở đó. Trong một cư xá của nhiều người độc thân (ở một mình) mỗi người được tính là một gia đình.
(^0^) Lệ phí xem truyền hình NHK là bao nhiêu? Đóng như thế nào?
Nếu bạn có máy truyền hình mặt đất, bạn sẽ được đề nghị ký “Hợp đồng xem truyền hình mặt đất”. Nếu máy truyền hình của bạn xem được đài vệ tinh, bạn sẽ được đề nghị ký “Hợp đồng xem truyền hình vệ tinh”. Lệ phí xem truyền hình được liệt kê như bảng dưới đây. Nếu bạn đóng càng dài thì càng rẻ.
Giá lệ phí xem truyền hình như bảng trên được tính bằng Yên (1000 yên khoảng 210.000đồng), đóng tối thiểu 2 tháng 1 lần hoặc 6 tháng, 12 tháng 1 lần.
Trả lệ phí bằng cách nào?
Bạn bắt đầu trả lệ phí từ tháng bạn lắp TV trong nhà. Xin hãy thông báo với NHK để ngừng trả lệ phí, khi bạn không còn TV trong nhà nữa, hoặc khi bạn sắp rời Nhật bản. Có thể dùng thẻ tín dụng để trả lệ phí, hoặc trả qua tài khoản của bạn tại 1 ngân hàng của Nhật bản. Đây là hai cách thuận tiện hơn cả. Ngoài ra bạn còn có thể trả trực tiếp tại ngân hàng, tại bưu điện, hoặc tại các cửa hàng tiện lợi (convenience stores), dùng các hóa đơn mà NHK sẽ gửi đến nhà bạn theo định kỳ. Mình khuyên các bạn nếu ký hợp đồng thì nên chọn cách thanh toán qua Konbini 24 giờ thì sau này có báo cắt hợp đồng sẽ dễ dàng hơn.
(^0^) Không đóng có sao không? Khi người đài NHK đến thu tiền thì làm sao để từ chối?
Về lệ phí xem truyền hình NHK thì nếu nhà bạn có Tivi và thường xuyên xem thì nên đóng, vì theo luật là phải đóng. Còn nếu bạn có và thật sự không xem thì có thể từ chối nhưng phải biết cách vì thực ra cũng có nhiều người Nhật không đóng tiền lệ phí xem truyền hình này.
Nếu bạn muốn từ chối người đến thu tiền xem truyền hình thì bạn có thể thử một số cách dưới đây:
(1). Nếu bạn biết là người đài NHK đến thu tiền thì bạn nhớ tắt Tivi coi như không có nhà, không thèm ra mở cửa và đừng trả lời. → Cách này chỉ tránh được lúc đó, chắc họ sẽ còn tiếp tục đến nữa, vì họ dai dẳng lắm (Chắc là họ được hoa hồng khi ký thêm được hợp đồng).
(2). Nếu bạn lỡ ra mở cửa rồi thì tuyệt đối không được cho họ biết là trong nhà có Tivi hay thiết bị gì xem được Tivi NHK cả. Nếu bạn mới sang, tiếng chưa rõ thì bạn cứ lớ ngớ coi như mình không hiểu gì, cứ bảo là “Nihongo ga Warakimasen” cho họ sợ.
→ Nhưng nhiều khi họ sẽ đem tờ có tiếng Việt cho bạn xem, hoặc sau họ sẽ bảo người biết nói tiếng Anh đến để nói chuyện. Đến lúc này thì bạn cứ bảo là không có Tivi, vì theo luật thì họ không có quyền vào trong nhà bạn để kiểm tra xem bạn có Tivi hay không.
→ Nếu bạn bảo không có Tivi, thì họ sẽ hỏi thêm là bạn có điện thoại xem được Tivi không? hoặc là hỏi bạn có xem hơi không? Trên xe có Navi xem được Tivi không? → thì tốt nhất thì bạn cứ bảo không hết cho nhanh. Nếu theo cách này mà đuổi được họ thì khả năng sau họ sẽ không đến nữa. 😀
→ Còn nếu bạn bảo có Tivi nhưng mà không xem thì theo luật bạn vẫn phải đóng phí, nên bạn sẽ rất khó mà từ chối để đuổi họ đi được, Còn nếu mà bạn bật Tivi mà họ bảo nghe thấy tiếng Tivi thì bạn cứ bảo là xem trên mạng qua điện thoại hay máy tính gì đó.
Theo những cách trên thì chắc khả năng sẽ từ chối và đuổi được người thu tiền nhà đài NHK đi về.
(^0^) Nếu bạn lỡ ký hợp đồng, quẹt thẻ ngân hàng và bị trừ tiền đều đều rồi thì làm sao?
Nếu bạn đã lỡ ký hợp đồng và quẹt thẻ ngân hàng hoặc đóng qua Konbini thì tốt nhất bạn nên gọi điện huỷ hợp đồng nếu thật sự không xem đến Tivi. Nhưng gọi điện để cắt hợp đồng thì bạn phải có lý do chính đáng thì mới được, như chuẩn bị về nước không quay lại nữa, hoặc bạn bỏ tivi (cái này thì bạn phải có phiếu bỏ tivi, bạn có thể ra Konbini mua…) hoặc tivi bị hỏng (cái này thì có thể cũng được nhưng có thể họ sẽ bảo là cho người đến kiểm tra hộ… nên hơi phiền)… Nên nếu tiếng bạn không tốt thì nhờ ai tiếng tốt gọi điện cắt hộ nhé.
Để liên hệ cắt hợp đồng NHK thì bạn gọi vào số điện thoại miễn phí này 0120-151515 nhé.
🤫Bạn đang ở Nhật và đã từng có kinh nghiệm trong việc này thì hãy chia sẻ cho mọi người biết nhé! Cảm ơn bạn đã đọc bài viết!
Bài viết thuộc bản quyền của Cẩm Nang Nhật Bản.